-
Hội nghị khoa học năm 2024 của Bệnh viện Bưu điện sẽ diễn ra lúc 8h ngày thứ Bảy (12/10/2024) tại Hội trường tầng 5 (số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội). Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm chú ý của số đông các chuyên gia, bác sĩ và những người làm công tác chuyên môn thuộc Bệnh viện cũng như bạn bè, đồng nghiệp trong ngành.
-
Kính thưa Quý Thầy/Cô, Quý vị Đại biểu và các bạn đồng nghiệp!
Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện Bưu điện năm 2024 với 19 bài báo cáo thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó tiêu biểu là các lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản, Ngoại Tiết niệu, Phẫu thuật cột sống, Nội khoa, Tai mũi họng, Tế bào gốc và Di truyền, Điều dưỡng…là tài liệu quan trọng ghi nhận một số kết quả chuyên môn mà đội ngũ Bác sỹ, điều dưỡng Bệnh viện Bưu điện đã đạt được trong thời gian vừa qua.
-
Chiều ngày 3/10/2024, dưới sự chủ trì của TTƯT. ThS.BSCKII Trần Hùng Mạnh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQL, Giám đốc Bệnh viện, BCH Đảng bộ Bệnh viện Bưu điện đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2024.
-
Diễn ra vào sáng thứ Bảy (ngày 12/10/2024), Hội nghị khoa học Bệnh viện Bưu điện năm 2024 là sự kiện chuyên môn quan trọng, là cơ hội để đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng được chia sẻ thông tin, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, lan tỏa uy tín, thương hiệu của Bệnh viện Bưu điện.
-
THS.BSCKII Lê Anh Đức – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bưu điện cùng đồng nghiệp vừa thực hiện phẫu thuật thành công một trường hợp bị u tuyến nước bọt mang tai trái. Người bệnh này cách đây 10 năm đã từng thực hiện phẫu thuật cắt u tuyến nước bọt mang tai trái 1 lần ở cơ sở y tế khác.
-
“Tăng cường hợp tác, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học góp phần mang lại cho nhân dân và cộng đồng nhiều lợi ích hơn nữa trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe” là nội dung được Lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford thống nhất tại buổi làm việc chiều ngày 24/9/2024 nhân chuyến thăm Bệnh viện Bưu điện của Giáo sư Rogier van Doorn – Giám đốc đơn vị nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU Hà Nội).
-
Nhằm chia sẻ các thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật; các kỹ thuật mới;
phương pháp mới trong công tác khám chữa bệnh; công tác chăm sóc người bệnh
toàn diện tại Bệnh viện, Bệnh viện Bưu điện tổ chức Hội nghị khoa học năm 2024
với nhiều chuyên ngành mũi nhọn, hiện đang là thế mạnh của Bệnh viện như: Hỗ trợ
sinh sản, Nội, Ngoại, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Tế bào gốc & Di truyền,
Phẫu thuật Tạo hình & Thẩm mỹ, Nội soi - Thăm dò chức năng, Chẩn đoán hình ảnh...
và các chuyên khoa khác.
-
Sáng ngày 13/9/2024, thay
mặt Ban Lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện, TTƯT.ThS.BSCKII Trần Hùng Mạnh – Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch HĐQL, Giám đốc Bệnh viện đã trao quyết định bổ nhiệm và giao
nhiệm vụ đối với nhân sự quản lý của một số đơn vị trực thuộc Bệnh viện.
-
Khoa Nội I Bệnh viện Bưu điện vừa phát hiện, điều trị kịp thời một trường hợp nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” Aeromonas Hydrophila. Người này phát bệnh khi đang điều trị tại khoa với chẩn đoán đau đầu chưa rõ nguyên nhân/đái tháo đường type 2 – tiền sử mổ u tuyến yên. Theo các bác sĩ, loại vi khuẩn mà người bệnh nhiễm phải đã gây bệnh viêm cân mạc hoại tử rất nguy hiểm. Người bệnh có thể phải cắt bỏ chi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
-
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh với biểu
hiện chính là thiếu máu. Đây là bệnh lí có tính chất di truyền phổ biến nhất ở Việt
Nam và trên toàn thế giới. Hiện nay, 7% dân số thế giới mang gen Thalassemia.
Trong khi đó, ở Việt Nam, trung bình là 13%: người Kinh tỷ lệ người mang gen là
2-4%, người Mường là 22%, một số dân tộc thiểu số có thể lên đến 40%. Chia sẻ sau đây của ThS.BSCKII Vương Vũ Việt Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện tại Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn 2024 sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý di truyền Thalassemia; cơ chế gây bệnh, cách phát hiện người mang gen; phương pháp sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT-M) với bệnh Thalassemia; Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh Thalassemia...
|