Tổng đài CSKH: 18006090 Đường dây nóng: 091 4642628 Cấp cứu: 024 36402308
Khỏi hoàn toàn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) nhờ ghép tế bào gốc máu dây rốn
Lượt xem: 1394
Nhìn hình ảnh cô bé Harshita Agarwal mạnh khỏe, vui tươi và tràn đầy sức sống; ít ai biết rằng em đã từng phải đi viện truyền máu đều đặn (khoảng 2 đến 3 lần/ tháng), từ khi còn bé đến năm em 8 tuổi để chống chọi với căn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Quá trình truyền máu định kì, lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức chính những người lớn trong gia đình cũng không ngờ họ đã có thể trải qua một quãng thời gian khắc nghiệt và mệt mỏi đến vậy, huống chi là một cô bé yếu đuối mới có vài tháng tuổi. Câu chuyện tế bào gốc máu dây rốn đã góp phần cứu mạng cô bé Harshita như thế nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như sự cần thiết của việc nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn ngay từ hôm nay tại Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện.

 

Harshita Agarwal

Harshita chào đời ở Bihar, Ấn Độ vào năm 2003 nhưng chỉ trong vòng 3 tháng sau sinh, em đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mất ý thức,… Cha mẹ đã đưa em đến gặp các chuyên gia nhi khoa hàng đầu trong thành phố và bác sĩ nghi ngờ rằng đây là 1 ca bệnh tan máu bẩm sinh  – 1 bệnh lý di truyền về máu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tan máu bẩm sinh là do các đột biến gen trong tế bào sản sinh ra hemoglobin – một loại protein quan trọng của hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Các đột biến này làm cơ thể không sản sinh ra đủ lượng hemoglobin cần thiết hoặc tạo ra những huyết sắc tố có cấu trúc bất thường, làm cho khả năng vận chuyển oxy bị hạn chế khiến cơ thể không có được lượng oxy cần thiết. Điều này gây nên tình trạng mệt mỏi, hụt hơi, khó thở. Thêm vào đó, các hồng cầu có hemoglobin bất thường sẽ bị cơ thể nhận diện và phá hủy dẫn đến tình trạng thiếu máu, dần dần làm hư hại các cơ quan dẫn đến tử vong.

Các đột biến gen liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh di truyền từ ba mẹ sang con. Nếu cả cha và mẹ đều là những người mang gen gây bệnh thalassemia, xác suất con cũng sẽ mắc bệnh này là rất cao.

Các phương pháp điều trị bệnh tan máu bẩm sinh hiện tại có thể kể đến như truyền máu định kì, liệu pháp thải sắt, sử dụng thuốc bổ sung acid folic và ghép tế bào gốc. Việc truyền máu định kì, sử dụng liệu pháp thải sắt và thuốc bổ sung acid folic có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh, tuy nhiên cũng mang lại rất nhiều tác dụng phụ và không thể chữa bệnh tận gốc.

Số lần Harshita được đưa đi truyền máu đều đặn và đến viện khám định kì nhiều đến mức chính những người lớn trong gia đình cũng không ngờ họ đã có thể trải qua một quãng thời gian khắc nghiệt và mệt mỏi đến vậy, huống chi là một cô bé yếu đuối mới có vài tháng tuổi. Bà của cô bé là Krishna Agarwal lo sợ rằng cuộc đời cháu gái mình sẽ bị giam cầm trong bệnh viện cùng những lần đi truyền máu. Bà thổ lộ mong muốn về một giải pháp lâu dài có thể kết thúc căn bệnh của cô bé và nỗi thống khổ hiện tại với bác sĩ và nhận được câu trả lời rằng truyền tế bào gốc tạo máu là giải pháp duy nhất.

Tuy nhiên, ghép tế bào gốc tạo máu tại thời điểm đó chưa thực sự phổ biến do chi phí và việc tìm được mẫu tương hợp còn gặp quá nhiều khó khăn. Cha mẹ Harshita tìm kiếm mẫu tế bào ở rất nhiều các cơ sở lưu trữ tế bào gốc tạo máu khác nhau nhưng đều không có kết quả khả quan. Không có hi vọng nào mở ra trước mắt họ.

Rồi một ngày, bà của Harshita vô tình đọc được 1 bài báo về thành công của 1 ca ghép tế bào gốc máu dây rốn ở bệnh viện Apollo, Chennai vào năm 2008 cho 1 bé gái với căn bệnh tương tự sử dụng tế bào gốc máu dây rốn của chính em trai cô bé. Thông tin mẫu tế bào gốc máu dây rốn của anh chị em ruột có thể tương hợp HLA của bệnh nhân làm sống lại trong họ những hi vọng về việc chữa khỏi hoàn toàn cho Harshita. Bà ngoại Harshita ngay sau khi tìm hiểu đã đến gặp bác sĩ và được tư vấn rằng trường hợp của Harshita cũng có thể thành công tương tự. Bà đã ngay lập tức liên lạc với Cryoviva Ấn Độ và thuyết phục mẹ Harshita mang thai lần thứ 3. Sau khi xác nhận rằng em bé sắp chào đời không mắc bệnh thalassemia, Cryoviva Ấn Độ đã thu thập máu dây rốn của em bé.

Máu dây rốn là máu vẫn còn nằm trong dây rốn và nhau thai sau khi em bé được sinh ra. Đây là 1 nguồn tế bào gốc tạo máu vô cùng dồi dào (HSCs), đã và đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh ung thư máu, u lympho, một số bệnh di truyền và các rối loạn suy giảm miễn dịch…

Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn và đưa kim vào tĩnh mạch để thu thập máu dây rốn. Toàn bộ quá trình thu thập là vô cùng an toàn, không gây đau đớn cho cả mẹ và bé.

Với trường hợp của Harshita, tế bào gốc tạo máu cũng được thu thập từ tủy xương để tăng hiệu quả truyền tế bào gốc. Ca truyền tế bào gốc máu dây rốn của Harshita được thực hiện bởi bác sĩ Dharma Chuodhary, một trong những bác sĩ hàng đầu về truyền tế bào gốc tủy xương tại bệnh viện BLK ở Ấn Độ năm 2010 đã thành công rực rỡ.

Gia đình Harshita Agarwal

Tôi rất hạnh phúc vì Harshita đã được chữa khỏi hoàn toàn và sẽ không bao giờ cần truyền máu nữa. Cháu tôi đã khỏe mạnh trở lại. Tôi vô cùng biết ơn bác sĩ Dharma Choudhary và Cryoviva Ấn Độ vì đã cứu sống cháu gái tôi. Tôi xin nhắn gửi tới những người sẽ làm bố mẹ trong tương lai rằng hãy lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con vì đây chính là món quà giá trị nhất mà cha mẹ có thể dành tặng cho con mình” Bà Krishna Agarwal chia sẻ 1 cách đầy biết ơn.

Harshita hiện tại đang học lớp 7 ở trường GD Birla, Nainital. Ba mẹ hết lời khen ngợi kết quả học tập của cô bé ở trường. “Dù ước mơ của cháu là gì, chúng tôi đều sẽ hỗ trợ con hết mình để con có thể đạt được ước mơ đó”, cha mẹ Harshita chia sẻ trong niềm hân hoan vui sướng. Harshita tươi cười rạng rỡ giữa tình yêu thương và sự chăm sóc của những người thân yêu. Kể từ sau khi truyền tế bào gốc, cuộc đời cô bé không còn bị giam cầm với những lần đi truyền máu định kì nữa. Cô bé như được trả lại 1 cuộc sống khỏe mạnh, vô tư mà những em bé ở độ tuổi như em xứng đáng được có.

Đối với cha mẹ, không có gì quan trọng hơn là sự khỏe mạnh của con cái. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con yêu của mình tại các cơ sở uy tín đã được cấp phép như Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện.

Chỉ một cơ hội duy nhất để lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là khi em bé vừa chào đời. Nếu bạn đang dự định sinh em bé, hoặc chuẩn bị đón con yêu chào đời, hãy liên hệ ngay đến hotline 088 9595 888 của Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện để được tư vấn và lựa chọn gói lưu trữ phù hợp nhất.

Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, có cơ sở phòng thí nghiệm riêng biệt về tế bào gốc với những trang thiết bị hiện đại, hệ thống lưu trữ tế bào gốc bảo mật thông tin tuyệt đối an toàn. Quy trình xử lý và lưu trữ tế bào gốc của Bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế phê duyệt và áp dụng những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế khắt khe nhất.

Bệnh viện Bưu điện là Bệnh viện đa khoa hạng I với danh tiếng đã được khẳng định trong chuyên ngành Sản khoa và Hỗ trợ sinh sản. Mẹ sinh con tại Bệnh viện Bưu điện hoặc tất cả các Bệnh viện khác đều có thể đăng ký lưu trữ Tế bào gốc cho con của mình ngay từ bây giờ. Ngân hàng Tế bào gốc đảm bảo lưu trữ an toàn, tiết kiệm tối đa chi phí, sẵn sàng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng.

———————————————–

Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện: Số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline 0889 595 888

Tổng đài Chăm sóc khách hàng Bệnh viện Bưu điện: 18006090

Bài viết tham khảo nguồn:

 1. A Grandma’s Determination that Saved a precious life…, Techagappe, 2016, 3(1): 37 -39.

2. MedlinePlus. Todd Gersten (MD) (2020). Thalassemia, 17/05/2022, < https://medlineplus.gov/ency/article/000587.htm>

3. Hematology-Oncology Associates of CNY. Thalassemias, 17/05/2022,

4. The American College of Obstetricians and Gynecologists (2021). Cord Blood Banking, 17/05/2022,