Tổng đài CSKH: 18006090 Đường dây nóng: 091 4642628 Cấp cứu: 024 36402308
Câu chuyện tế bào gốc máu dây rốn thay đổi cuộc đời bệnh nhi bại não
Lượt xem: 2360
“Chỉ có một cơ hội duy nhất để lưu trữ máu dây rốn và bạn cần phải lưu trữ chúng. Nếu bạn lựa chọn loại bỏ các tế bào gốc máu dây rốn này, bạn sẽ không bao giờ thay đổi được quyết định của mình”. Đây là những lời chia sẻ của cha cô bé Chloe – một bệnh nhi bị chẩn đoán mắc bệnh Cerebral palsy (bệnh bại não) ở bang Colorado, Mỹ. Câu chuyện tế bào gốc máu dây rốn đã mang lại cho cô bé Chloe 1 cuộc đời mới sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như sự cần thiết của việc nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn ngay từ hôm nay tại Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện.
Anh-tin-bai

Chloe Levine.

Chloe Levine chào đời ở bang Colorado, Mỹ vào năm 2006 nhưng chỉ trong vòng vài tháng sau sinh, em đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ: Chloe không thể bò, không thể nói hay giữ được chai nước.

Jenny và Ryan sau đó đã đưa Chloe đi kiểm tra lại kĩ càng hơn. Cô bé được kiểm tra CAT và kết quả làm họ vô cùng bàng hoàng. Chloe được chẩn đoán mắc bệnh bại não – một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển động của cơ thể và sự phối hợp vận động giữa các cơ.

Nguyên nhân gây ra bệnh bại não là do tổn thương hoặc sự phát triển bất thường ở các phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động của cơ thể. Các bất thường này có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi sinh hoặc diễn ra khi não trẻ vẫn còn đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cụ thể gây bệnh bại não vẫn chưa xác định. Một số nguyên nhân gây ra bệnh bại não có thể kể đến như: tổn thương chất trắng não, các sự phát triển bất thường của não, chảy máu não hoặc thiếu oxy lên não. Các bệnh nhân mắc bệnh bại não thường có vấn đề với việc di chuyển hoặc duy trì tư thế ngồi hoặc đứng. Một số bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về nghe, nói, thị lực suy yếu; thậm chí còn có thể bị thiểu năng trí tuệ, động kinh và mắc các rối loạn y khoa khác.

Bác sĩ thông báo rằng tình trạng của Chloe sẽ không có gì khả quan hơn trong thời gian tới nhưng các vấn đề thế chất cũng sẽ không trở nên tệ hơn. Chloe sẽ phải trải qua khoảng từ 18 – 20 năm trị liệu. “Chloe sẽ luôn yếu ớt” Jenny kể lại “Con tôi có thể sẽ đi lại được vào một lúc nào đó, nhưng họ cũng không biết là bao giờ”. Chính vì thế, mặc dù bệnh bại não không đe dọa đến tính mạng của Chloe nhưng nó có những tác động kinh khủng đến cuộc sống của một cô bé 2 tuổi.

Hiện tại chưa có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh bại não. Các phương pháp điều trị giúp cải thiện các chức năng hàng ngày của bệnh nhân mắc bệnh bại não có thể kể đến như: sử dụng thuốc, trị liệu và phẫu thuật. Tuy nhiên chúng không trị được dứt điểm và có thể gây nên một số tác dụng phụ cho bệnh nhân. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh bại não cần có một đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc, theo dõi sức khỏe trong một thời gian dài hoặc có thể là suốt đời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

“ Tôi không biết diễn tả như thế nào” Jenny chia sẻ “Tôi không nghĩ mọi người có thể hiểu được cảm xúc đó, trừ phi bạn đã trải qua. Tâm hồn bạn như vụn vỡ. Cảm giác người ta nhìn con bạn chằm chằm rồi xì xào bàn tán; thật sự đau lòng vô cùng. Bạn không muốn trải qua cảm giác đó đâu. Bạn sẽ không bao giờ muốn con bạn nhận được sự chú ý kiểu đó, không bao giờ”.

Nhưng rồi sự tuyệt vọng đã biến thành hi vọng khi một buổi sáng nọ, Ryan nhận được điện thoại từ chị gái: “Chị đọc được email này và đã gửi lại ngay cho em. Nội dung thư viết về một cậu bé nhỏ sống ở Sacramento bị bệnh bại não và đã được truyền tế bào gốc của chính mình ở Đại học Duke. Và họ đã ghi nhận những kết quả vô cùng tích cực nên em cần phải xem bài viết này ngay.”

Ryan và Jenny cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì họ đã lưu trữ các tế bào gốc máu dây rốn cho Chloe. Gia đình Levine đã liên lạc với Trung tâm y tế đại học Duke và một thời gian ngắn sau đó, họ đã đồng ý để bác sĩ truyền tế bào gốc cho cô bé.

Máu dây rốn là máu vẫn còn nằm trong dây rốn và nhau thai sau khi em bé được sinh ra. Đây là 1 nguồn tế bào gốc tạo máu vô cùng dồi dào (HSCs), đã và đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh ung thư máu, u lympho, một số bệnh di truyền và các rối loạn suy giảm miễn dịch…

Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn và đưa kim vào tĩnh mạch để thu thập máu dây rốn. Toàn bộ quá trình thu thập là vô cùng an toàn, không gây đau đớn cho cả mẹ và bé.

Truyền tế bào gốc đã ghi nhận những tác động tích cực đối với Chloe. Chỉ trong vài ngày, cô bé đã lần đầu tiên tự nói được biệt danh của mình là“Coco” – một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng gia đình Levines đã phải cùng bác sĩ trị liệu tập luyện cho cô bé trong nhiều tháng trời. Cơ thể cô bé bắt đầu hồi phục, cô bé bắt đầu đi bộ, lái xe và thực hiện 1 số hoạt động thể chất khác lần đầu tiên trong đời. Chỉ trong thời gian ngắn, Chloe rất nhanh trở nên bình thường trở lại.

Anh-tin-bai

Tiệc sinh nhật mừng Chloe tròn 5 tuổi.

“Gần đây cháu còn tập chơi bóng đá”, Ryan nói với một nụ cười tươi trên môi. “Huấn luyện viên thậm chí còn không biết rằng cháu bị bại não. Thấy Chloe đá bóng vậy làm chúng tôi ấn tượng thật sự. Cô bé dạo gần đây còn bắt đầu tập cưỡi ngựa. Tôi không biết con gái tôi còn có thể làm những gì tiếp theo; nhất định cháu sẽ làm chúng tôi bất ngờ”.

Anh-tin-bai

Chloe và cha.

“ Nếu không truyền tế bào gốc máu dây rốn cho con gái yêu, tôi tin rằng chúng tôi sẽ phải sống một cuộc sống khác biệt hoàn toàn với bây giờ”, Jenny bày tỏ.”Chloe sẽ rất khác bây giờ, cả về mặt thể chất, cảm xúc và tâm lý. Sẽ là một hành trình rất rất khác.”

Nhờ có sự thay đổi ngoạn mục của Chloe, gia đình Levines đã trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ cho việc lưu trữ máu dây rốn.

Ryan chia sẻ ” Tế bào gốc máu dây rốn sẽ bị vứt bỏ đi nếu bạn không sử dụng chúng. Việc lưu trữ tế bào gốc không ảnh hưởng đến bất kì ai cả. Chúng ta không biết được khoa học rồi sẽ phát triển đến đâu. Mỗi ngày chúng ta đều tạo ra các tiến bộ mới. Tôi muốn nhắn nhủ đến những bậc phụ huynh trong tương lai rằng chỉ có một cơ hội duy nhất để lưu trữ máu dây rốn và bạn cần phải lưu trữ chúng. Nếu bạn lựa chọn loại bỏ các tế bào gốc máu dây rốn này, bạn sẽ không bao giờ thay đổi được quyết định của mình.”

Đối với cha mẹ, không có gì quan trọng hơn là sự khỏe mạnh của con cái. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn cho con yêu của mình tại các cơ sở uy tín đã được cấp phép như Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện.

Anh-tin-bai

Chỉ một cơ hội duy nhất để lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là khi em bé vừa chào đời. Nếu bạn đang dự định sinh em bé, hoặc chuẩn bị đón con yêu chào đời, hãy liên hệ ngay đến hotline 088 9595 888 của Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện để được tư vấn và lựa chọn gói lưu trữ phù hợp nhất.

Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, có cơ sở phòng thí nghiệm riêng biệt về tế bào gốc với những trang thiết bị hiện đại, hệ thống lưu trữ tế bào gốc bảo mật thông tin tuyệt đối an toàn. Quy trình xử lý và lưu trữ tế bào gốc của Bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế phê duyệt và áp dụng những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế khắt khe nhất.

Bệnh viện Bưu điện là Bệnh viện đa khoa hạng I với danh tiếng đã được khẳng định trong chuyên ngành Sản khoa và Hỗ trợ sinh sản. Mẹ sinh con tại Bệnh viện Bưu điện hoặc tất cả các Bệnh viện khác đều có thể đăng ký lưu trữ Tế bào gốc cho con của mình ngay từ bây giờ. Ngân hàng Tế bào gốc đảm bảo lưu trữ an toàn, tiết kiệm tối đa chi phí, sẵn sàng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng.

———————————————–

Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện: Số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline 088 9595 888

Tổng đài Chăm sóc khách hàng Bệnh viện Bưu điện: 18006090

Bài viết tham khảo nguồn:

  1. Stem Cell Connect. New Hope for Little Girl – Chloe Levine’s Battle With Cerebral Palsy, 20/06/2022, < https://stemcellresearchfacts.org/patient-story/adult-stem-cell-success-story-cerebral-palsy/>
  2. NICHD – Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development. What causes cerebral palsy?, 17/06/2022,
  3. Mayo Clinic. Cerebral palsy, 17/06/2022,
  4. The American College of Obstetricians and Gynecologists (2021). Cord Blood Banking, 17/05/2022, <https://www.acog.org/womens-health/faqs/cord-blood-banking>