Tổng đài CSKH: 18006090 Đường dây nóng: 091 4642628 Cấp cứu: 024 36402308
Điều kỳ diệu mang tên máu cuống rốn
Lượt xem: 1236
“Tôi không hiểu nổi tại sao máu cuống rốn lại có thể bị coi như rác thải y tế và bị vứt bỏ mỗi ngày. Máu cuống rốn đã cứu sống con trai tôi”. Đây là những lời chia sẻ của cha cậu bé Lucas – một bệnh nhi bị chẩn đoán mắc bệnh Chronic Myeloid Leukemia (bệnh ung thư máu dòng tủy mạn tính) ở Kuala Lumpur Malaysia. Câu chuyện tế bào gốc máu cuống rốn đã góp phần cứu mạng cậu bé Lucas như thế nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như sự cần thiết của việc nên đăng ký lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn và máu cuống rốn ngay từ hôm nay tại Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện.
Anh-tin-bai

Cha của bé Lucas và đại diện ngân hàng StemLife, Malaysia.

Vào một ngày tháng 8 năm 2016, cậu bé Lucas 10 tuổi cảm thấy không khỏe. Cậu bé đột ngột trở nên mệt mỏi, chán ăn mà không rõ nguyên nhân và bị sụt cân nghiêm trọng. Lucas bị sốt và nôn mửa trong suốt 3 tuần nên bố mẹ đã đưa cậu đến khám sức khỏe tại bệnh viện. Tình trạng của Lucas không có cải thiện nào đáng kể mặc dù gia đình cậu bé đã đưa con đi chữa trị tại các bệnh viện. Cuối cùng, sau nhiều lần chịu đựng đau đớn lấy máu để làm các xét nghiệm khác nhau, Lucas được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư máu dòng tủy mạn tính – 1 loại ung thư khởi phát từ các tế bào tạo máu của tủy xương. “Khi chúng tôi phát hiện ra Lucas mắc bệnh ung thư máu dòng tủy mạn tính, chúng tôi đã sụp đổ hoàn toàn,” cha của bé Lucas chia sẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu dòng tủy mạn tính là do đột biến gen trong tế bào gốc từ tủy xương. Các đột biến này làm tế bào gốc tủy xương sản xuất ra quá nhiều tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, dẫn đến việc giảm số lượng các tế bào khác của máu. Điều này gây nên nhiễm trùng, thiếu máu và dễ bị chảy máu. Các trường hợp mắc bệnh ung thư máu dòng tủy mạn tính sẽ không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh tình tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể biểu hiện một vài triệu chứng như cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm,..

Các phương pháp điều trị ung thư máu dòng tủy mạn tính hiện tại có thể kể đến như sử dụng thuốc điều trị đích, interferon, hóa trị và ghép tế bào gốc. Sử dụng thuốc điều trị đích, interferon và hóa trị có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh, tuy nhiên cũng mang lại rất nhiều tác dụng phụ và không thể chữa bệnh tận gốc. Cha mẹ bé Lucas sau khi tìm kiếm, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho Lucas đã nhận ra rằng việc ghép tế bào gốc máu cuống rốn là phương pháp có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ghép tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng để điều trị cho cả trẻ em và người lớn mắc bệnh Leukemia từ đầu những năm 1990. Chia sẻ về quyết định này, bố mẹ Lucas cho biết: “Chúng tôi thương Lucas rất nhiều và mọi cơ hội để Lucas khỏi bệnh đều có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi quyết định lựa chọn ghép tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị cho Lucas thay vì sử dụng tế bào gốc từ tủy xương”

Máu cuống rốn là máu vẫn còn nằm trong dây rốn và nhau thai sau khi em bé được sinh ra. Nguồn máu quý giá này là 1 nguồn tế bào gốc tạo máu vô cùng dồi dào (HSCs). Các tế bào gốc tạo máu đã được sử dụng để điều trị hơn 80 rối loạn gây nguy hiểm đến tính mạng như ung thư máu, bướu đặc và các rối loạn suy giảm miễn dịch.

Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn và thu thập máu cuống rốn vào túi thu thập. Toàn bộ quá trình thu thập là vô cùng an toàn, không gây đau đớn cho cả mẹ và bé.

May mắn thay, trước đó bố mẹ bé Lucas đã lưu trữ mẫu máu cuống rốn của 2 em trai Lucas tại ngân hàng StemLife ngay khi 2 em bé vừa chào đời. Bố mẹ Lucas cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm khi mẫu máu của em trai Lucas tương thích hoàn toàn với Lucas. Ca ghép máu cuống rốn vào đầu năm 2018 diễn ra vô cùng suôn sẻ tại Kuala Lumpur. “Tôi không hiểu nổi tại sao máu cuống rốn lại bị vứt bỏ như rác thải y tế mỗi ngày. Máu cuống rốn đã cứu mạng sống của con trai tôi,” cha Lucas bày tỏ.

Hiện nay, tình trạng bệnh của Lucas đã cải thiện rất nhiều. Cậu sẽ quay trở lại trường trong một vài tháng tới.

“Tôi và vợ đã có thêm 1 bé gái. Chúng tôi không do dự gì mà đã ngay lập tức lưu trữ máu cuống rốn cho bé,”. Qua câu chuyện từ sức khỏe của chính con trai mình, cha mẹ bé Lucas hi vọng các bậc phụ huynh sẽ quan tâm và nên cân nhắc việc lưu trữ máu cuống rốn của các bé ngay từ khi bé chào đời như một bảo hiểm sức khỏe để bảo vệ các bé và những người mình yêu thương.

 

Anh-tin-bai

Đối với cha mẹ, không có gì quan trọng hơn là sự khỏe mạnh của con yêu. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con yêu của mình tại các cơ sở uy tín đã được cấp phép như Trung tâm Tế bào gốc và Di truyền Bệnh viện Bưu điện.

Chỉ một cơ hội duy nhất để lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là khi em bé vừa chào đời. Nếu bạn đang dự định sinh em bé, hoặc chuẩn bị đón con yêu chào đời, hãy liên hệ ngay đến hotline 088 9595 888 của Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện để được tư vấn và lựa chọn gói lưu trữ phù hợp nhất.

 

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ngân hàng Tế bào gốc bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, có cơ sở phòng thí nghiệm riêng biệt về tế bào gốc với những trang thiết bị hiện đại, hệ thống lưu trữ tế bào gốc bảo mật thông tin tuyệt đối an toàn. Quy trình xử lý và lưu trữ mô/tế bào gốc của bệnh viện Bưu điện đã được Bộ Y tế phê duyệt và áp dụng những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế khắt khe nhất.

Anh-tin-bai

Bệnh viện Bưu điện là Bệnh viện đa khoa hạng I với danh tiếng đã được khẳng định trong chuyên ngành Sản khoa và Hỗ trợ sinh sản. Mẹ sinh con tại Bệnh viện Bưu điện hoặc tất cả các Bệnh viện khác đều có thể đăng ký lưu trữ Tế bào gốc cho con của mình ngay từ bây giờ. Ngân hàng Tế bào gốc sẵn sàng phục vụ và đáp ứng yêu cầu của Quý khách hàng đảm bảo lưu trữ an toàn, tiết kiệm tối đa chi phí, bảo hiểm sức khỏe bền vững cho cả gia đình bạn trong tương lai.

Ngân hàng Tế bào gốc Bệnh viện Bưu điện: Số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline 088 9595 888

 

Anh-tin-bai

Bài viết tham khảo nguồn:

  1. Successful Transplant story Mr. Ong. .
  2. Chronic myeloid leukaemia. nhs.uk, .
  3. Can cord blood cure leukemia?. .