Chào bác,
Thuốc loãng máu, hay thuốc kháng đông là một loại thuốc có tác dụng chống đông máu, ngăn ngừa tình trạng hình thành huyết khối thường được sử dụng cho các bệnh nhân tim mạch.
Các loại thuốc kháng đông thường dùng theo 3 còn đường là chích, tiêm truyền và uống. Hiện nay, thuốc kháng đông đường uống có hai loại là kháng đông thế hệ mới và kháng đông kháng vitamin K.
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng vitamin K là thông qua ức chế sự tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong gan. Ở nước ta, thuốc kháng vitamin K thường sử dụng 2 loại là Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadin (Warfarin).
Một số loại thực phẩm chứa vitamin K có thể gây cản trở tác dụng của thuốc. Các thực phẩm này bao gồm:
– Các loại cải: cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải…
– Các loại rau, gia vị: rau chân vịt, súp lơ, rau muống, măng tây, rau diếp, mùi tây, hành,…
– Mù tạt
– Trà xanh
– Bơ, gan động vật
– Các loại thịt: thịt cừu, thịt bò,…
– Các loại dầu thực vật: dầu đậu tương, đậu nành, dầu hướng dương…
– Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh…
Nếu bác đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K thì không nên ăn các loại thực phẩm này vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Như vậy, trước hết, bác nên biết mình đang có chỉ định uống thuốc kháng đông loại nào thì mới có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng các sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc chống đông, bác cần lưu ý:
– Liều thuốc chống đông được chỉ định ở mỗi bệnh nhân dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm INR. Bác cần uống đúng liều lượng, đúng thời gian theo đơn của bác sĩ. Tránh dùng quá liều gây ra chảy máu, ngược lại liều quá thấp có thể gây huyết khối.
– Không được tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
– Uống thuốc liên tục đến ngày tái khám, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc đột ngột
– Thường xuyên theo dõi các tác dụng phụ và báo với bác sĩ khi có bất thường
– Tái khám đúng lịch để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị và điều chỉnh phù hợp.
– Tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc
– Hạn chế các hoạt động thể thao có tính đối kháng cao
– Không ăn kiêng nếu không cần thiết (thừa cần, béo phì)